Lãi suất vay 24%năm, chi phí quản lý doanh nghiệp (DN) khoảng 10%/năm, các DN vừa và nhỏ có nên tiếp tục vay vốn đề đầu tư sản xuất, kinh doanh hay đóng cửa để tránh nguy cơ bị phá sản?
Các DN vừa và nhỏ đang trải qua giai đoạn thử thách bản lĩnh của mình
Đây là câu hỏi của đa số DN vừa và nhỏ tại hội thảo Kinh tế vĩ mô 2011 - Cơ hội và thách thức cho DN vừa và nhỏ do Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức vào hôm nay (20.5) tại Hà Nội.
Các DN phản ánh hiện họ đang phải vay ngân hàng với lãi suất lên tới 24-25%/năm, mức lãi này vượt quá khả năng chịu đựng khi lợi nhuận DN sản xuất, kinh doanh khó có thể vượt quá 20%/năm. Thậm chí, nhiều DN đang phải tính toán phương án tạm thời đóng cửa DN, đi chơi để tránh nguy cơ càng vay vốn đầu tư càng thua lỗ.
Trả lời câu hỏi DN vừa và nhỏ có nên vay vốn tiếp hay không, ông Trần Hoài Nam - Phó tổng giám đốc VIB - cho rằng sức khỏe của từng DN khác nhau, mỗi DN có một mô hình hoạt động, quản trị khác nhau. Thực tế mức lãi suất hiện nay của VIB dao động từ 19%/năm đến 23%/năm, nhưng rất ít DN có thể tiếp cận.
Do vậy, ông Nam cho rằng, DN cần dựa vào năng lực, nhu cầu thực sự để quyết định có vay tiếp hay không, nếu vay tiếp thì vay bao nhiêu là đủ. “Có DN cần 100 tỉ đồng, nhưng trước khi vay cần đặt ra câu hỏi vay làm gì, có cần thiết vay từng đó không để tránh phải chịu thiệt hại do lãi suất quá cao” - ông Nam nói.
TS Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ - cho biết với trình độ thấp, năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm, các DN vừa và nhỏ đang chật vật “chiến đấu” với các DN lớn, DN FDI… Nay lãi suất quá cao càng khó khăn chồng chất, nhiều DN có nguy cơ phá sản. Đại diện cho các DN này, ông kiến nghị Chính phủ cần nhanh chóng có giải pháp cụ thể để hạ nhiệt lãi suất, cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết lạm phát, hỗ trợ DN vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn.
TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - khuyến nghị DN vừa và nhỏ nên tỉnh tảo, cố gắng tồn tại để vượt qua giai đoạn khó khăn, không nên có tư tưởng bó tay, đóng cửa DN bỏ đi chơi. Cần tận dụng cơ hội tất cả cùng khó khăn, tái cấu trúc bộ máy, quản trị thật tốt, tiết giảm chi phí để chiếm lĩnh thị trường.
Anh Vũ (TN)
![]() |
Tiêu Tuấn Hưng Trung Tâm Tư vấn Pháp Luật - Hội Luật gia tỉnh Sinh nhật: 25/05/1983
|
![]() |
Chu Văn Trường Doanh nghiệp tư nhân Long Trường Sinh nhật: 25/05/1973
|
![]() |
Kiều Văn Cao Cty CP Công nghiệp dịch vụ Cao Cường Sinh nhật: 08/05/1975
|
![]() |
Nguyễn Việt Hòa Công ty TNHH Hòa Tiến Sinh nhật: 14/05/1984
|
![]() |
Phạm Quốc Hưng Doanh nghiệp Huy Thuận Sinh nhật: 26/05/1971
|
![]() |
Vũ Quang Lan Công ty CP tập đoàn Âu Việt Sinh nhật: 05/05/1970
|
![]() |
Đinh Thị Hiền MHB Chi nhánh Hải Dương Sinh nhật: 10/05/1960
|
![]() |
Đoàn Mạnh Hà Công ty TNHH MTV Quảng cáo Mạnh Hà Sinh nhật: 15/05/1977
|
![]() |
Phạm Thị Huệ Công ty CP xuất nhập khẩu Xuân Lộc Sinh nhật: 24/05/1968
|
![]() |
Vũ Văn Khiêm Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng I.Day Sinh nhật: 20/05/1982
|
![]() |
Nguyễn Việt Sơn Ngân hàng TMCP Hàng Hải, CN Hải Dương Sinh nhật: 10/05/1977
|
![]() |
Ngô Thanh Nga Công ty CPTM Nam Phương Sinh nhật: 23/05/1981
|
![]() |
Nguyễn Văn Thủ Công ty TNHH Thắng Thảo Sinh nhật: 17/05/1967
|
![]() |
Phùng Thị An Công ty Cổ Phần Ngọc Vũ Sinh nhật: 08/05/1966
|
|
Nguyễn Văn Đức Trường mầm non HaNa Sinh nhật: 25/05/1982
|
![]() |
Nguyễn Đức Bằng Công ty CPCN Chịu lửa Hưng Đạo Sinh nhật: 20/05/1975
|
![]() |
Phạm Thị Thịnh Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Thịnh Sinh nhật: 11/05/1960
|
![]() |
Phan Văn Hải Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương Sinh nhật: 12/05/1987
|
![]() |
Trần Quốc Khánh Cty cổ phần DVDL và sự kiện Ánh Dương Sinh nhật: 15/05/1975
|
![]() |
Vũ Thị Thảo Công ty TNHH Thương mại Tinh Hoa Việt Sinh nhật: 12/05/1986
|
![]() |
Nguyễn Thị Liên Hoa Công ty TNHH Xây dựng và DV Hoa Sơn Sinh nhật: 04/05/1986
|