PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN Thứ 5, 07/04/2011 9:32 GMT+7

Doanh nghiệp xoay xở trong 'bão' giá

Tỷ giá, lãi suất, và giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh đã tác động lớn đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ xoay xở ra sao để vượt bão?

 

 

  

(Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí thay vì cắt giảm nhân lực)

Giảm tối đa chi phí, hạn chế tăng giá
Là doanh nghiệp gắn bó với nông dân, chuyên sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nên không phải cứ chi phí đầu vào tăng là đẩy giá cho nông dân chịu, dù chi phí đầu vào tăng chóng mặt.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ: “Không thể dễ dàng “đẩy” toàn bộ tác động giá đầu vào làm giá bán sản phẩm, mà phải chia sẻ một phần khó khăn cho nông dân”.
Cách mà công ty ông Thon chọn là tiết giảm tối đa chi phí sản xuất. “Hiện chúng tôi tính thế này, các chi phí xăng xe, điện nước trong công ty phải tiết kiệm tối đa. Việc liên kết giữa các bộ phận phải chặt chẽ. Ví dụ nhân viên của công ty đi xuống các địa bàn, thay vì đi cách nhau trước đây, giờ có thể tính chung ngày lại để chung xe.
Những hoạt động an sinh xã hội cho nông dân, cộng đồng có kế hoạch trước cơ bản công ty vẫn làm, chỉ loại bỏ một vài khoản không cần thiết. Năm nay, về lương vẫn giữ nguyên, nhưng tiền thưởng sẽ phải giảm 15% do tình hình kinh tế còn khó khăn nhiều...”.
Còn ông Nguyễn Đỗ Hà, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc nhà máy sứ Hải Dương, cho biết: Nhà máy Sứ Hải Dương có may mắn là vừa hoàn tất quá trình tái cơ cấu với điểm nhấn là cắt giảm tối đa chi phí. Cho nên hiện tại có thể nói chúng tôi chưa bị ảnh hưởng gì nhiều. Nhất là về vốn, chúng tôi có thặng dư nên không phải vay ngân hàng.
“Nặng” nhất trong đầu vào nguyên liệu sản xuất của chúng tôi là gas chiếm tới 40% chi phí (để đốt lò) thì rất may vừa rồi giá gas đã giảm mạnh so với tháng trước. Về chi phí lương, do có những đơn hàng ổn định cùng tác động của lạm phát nên chúng tôi xác định là sẽ tăng thêm cho người lao động chứ không hề giảm đi.
Nói chung, trong 100% giá thành thì chỉ có 30% chi phí có tăng, còn lại 70% giảm cho nên giá bán sản phẩm cũng sẽ chưa có điều chỉnh. Hiện thị phần sứ Hải Dương ở miền Bắc chiếm từ 2-25%.
Cơ cấu lại doanh nghiệp, tăng doanh thu
Theo ông Đặng Quốc Dũng - Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Cty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam, tính đến thời điểm này, giá nguyên liệu hạt nhựa sản xuất của chúng tôi đã tăng từ hơn 1.000 USD lên tới 1.200 USD/tấn trong khi giá bán sản phẩm vẫn giữ nguyên. Vốn sản xuất của công ty đa phần là vốn lưu động vay các ngân hàng như ACB, Sacombank, MB.
Hiện với mức lãi vay đã lên tới 19,5%/năm (đấy là còn được ưu tiên) thì chúng tôi cũng chỉ dám cầm cự thêm một thời gian nữa là phải tính đến điều chỉnh giá. Trong kế hoạch 2011 mà HĐQT vừa đề ra chúng tôi xác định phải đạt được lợi nhuận (dù không nhiều).
Về bài toán quản trị, sẽ không có chuyện cắt giảm nhân sự vì bộ máy sản xuất đã tinh gọn tối đa (150 người). Về lương tôi cũng vừa ký tăng một loạt do giá cả tiêu dùng đang ảnh hưởng đến đời sống của hết thảy mọi người.
Với doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực tài chính, ông Nguyễn Đình Lâm-Chủ tịch HĐQT Tổng cty Tài chính Dầu khí PVFC, nói: “Ưu tiên số 1 là tái cấu trúc lại doanh nghiệp”.
Ông Lâm, cho biết hoạt động chính của PVFC là cho vay sản xuất cho nên chúng tôi xác định phải hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp. Cụ thể, chúng tôi sẽ đánh giá lại toàn bộ khách hàng để kiểm tra hỗ trợ cho vay, tham gia vào hỗ trợ tài chính, cơ cấu doanh nghiệp.
Về phía PVFC cũng đang xây dựng đề án tái cấu trúc lại cho mình. Hiện tại để đánh giá bị tác động thế nào của thị trường ngay rất khó. Nhưng về cơ bản chúng tôi sẽ giảm chi phí, hoạt động bộ máy, tái cấu trúc lại tài sản hiện có, danh mục đầu tư.
Về nguyên tắc chúng tôi sẽ cố gắng cắt giảm chi phí trước, không để ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Chuyện lương thưởng thì còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

 

                       Theo Tiền phong

 

à
 
Tiêu Tuấn Hưng
Trung Tâm Tư vấn Pháp Luật - Hội Luật gia tỉnh
Sinh nhật: 25/05/1983
Chu Văn Trường
Doanh nghiệp tư nhân Long Trường
Sinh nhật: 25/05/1973
Kiều Văn Cao
Cty CP Công nghiệp dịch vụ Cao Cường
Sinh nhật: 08/05/1975
Nguyễn Việt Hòa
Công ty TNHH Hòa Tiến
Sinh nhật: 14/05/1984
Phạm Quốc Hưng
Doanh nghiệp Huy Thuận
Sinh nhật: 26/05/1971
Vũ Quang Lan
Công ty CP tập đoàn Âu Việt
Sinh nhật: 05/05/1970
Đinh Thị Hiền
MHB Chi nhánh Hải Dương
Sinh nhật: 10/05/1960
Đoàn Mạnh Hà
Công ty TNHH MTV Quảng cáo Mạnh Hà
Sinh nhật: 15/05/1977
Phạm Thị Huệ
Công ty CP xuất nhập khẩu Xuân Lộc
Sinh nhật: 24/05/1968
Vũ Văn Khiêm
Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng I.Day
Sinh nhật: 20/05/1982
Nguyễn Việt Sơn
Ngân hàng TMCP Hàng Hải, CN Hải Dương
Sinh nhật: 10/05/1977
Ngô Thanh Nga
Công ty CPTM Nam Phương
Sinh nhật: 23/05/1981
Nguyễn Văn Thủ
Công ty TNHH Thắng Thảo
Sinh nhật: 17/05/1967
Phùng Thị An
Công ty Cổ Phần Ngọc Vũ
Sinh nhật: 08/05/1966
Nguyễn Văn Đức
Trường mầm non HaNa
Sinh nhật: 25/05/1982
Nguyễn Đức Bằng
Công ty CPCN Chịu lửa Hưng Đạo
Sinh nhật: 20/05/1975
Phạm Thị Thịnh
Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Thịnh
Sinh nhật: 11/05/1960
Phan Văn Hải
Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 12/05/1987
Trần Quốc Khánh
Cty cổ phần DVDL và sự kiện Ánh Dương
Sinh nhật: 15/05/1975
Vũ Thị Thảo
Công ty TNHH Thương mại Tinh Hoa Việt
Sinh nhật: 12/05/1986
Nguyễn Thị Liên Hoa
Công ty TNHH Xây dựng và DV Hoa Sơn
Sinh nhật: 04/05/1986
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành